Customer là gì? Tại sao khách hàng quan trọng với doanh nghiệp

Published by TaiPhan on  

Customer là khách hàng. Khách hàng là người mua sản phẩm (hàng hóa hoặc dịch vụ) từ một cửa hàng hoặc một doanh nghiệp. Khách hàng là nền tảng của bất kỳ thành công nào trong kinh doanh.


Customer là gì? Tại sao khách hàng quan trọng với doanh nghiệp

I. Customer là gì?

Customer là khách hàng. Khách hàng là người mua sản phẩm (hàng hóa hoặc dịch vụ) từ một cửa hàng hoặc một doanh nghiệp.

II. Tại sao khách hàng quan trọng với doanh nghiệp

Dù bạn đang kinh doanh trong ngành gì hoặc bạn bán loại sản phẩm và dịch vụ nào, thì khách hàng là yếu tố quan trọng nhất đối với doanh nghiệp của bạn. Nếu không có khách hàng, doanh nghiệp sẽ không bán được hàng, không có doanh thu và không thể duy trì hoạt động. 

Khách hàng là nền tảng của bất kỳ thành công nào trong kinh doanh. Trước khi phát triển sản phẩm, bước đầu tiên là tiến hành nghiên cứu thị trường để xác định đối tượng mục tiêu cũng như yêu cầu và sở thích của khách hàng.

Dưới đây là những lý do quan trọng tại sao khách hàng lại quan trọng:

- Khách hàng là những người mua sản phẩm và giúp nâng cao doanh thu cho cửa hàng.

- Nhu cầu của khách hàng là cơ sở đề giúp cho doanh nghiệp liên tục cải tiến, thiết kế, sản xuất sản phẩm ngày càng tốt hơn. Thúc đẩy sự phát triển các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp trong tương lai.

- Khách hàng đưa ra các feedback có giá trị về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp có cơ sở để tối ưu hóa các hoạt động kinh doanh và sản xuất của chính mình.

- Sự hài lòng và các feedback tốt về sản phẩm và dịch vụ từ khách hàng sẽ giúp nâng cao thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường. 

- Khách hàng có thể giới thiệu doanh nghiệp của bạn với những khách hàng tiềm năng khác giúp doanh nghiệp tăng doanh thu đáng kể.

Customer là gì? Tại sao khách hàng quan trọng với doanh nghiệp

III. Có 7 kiểu khách hàng khác nhau

1. Khách hàng tiềm năng

Khách hàng tiềm năng là những người dùng có khả năng cao sẽ mua sản phẩm hoặc dịch vụ do doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh. 

Ví dụ: Một người đang có nhu cầu mua nhà và đang tìm kiếm ngôi nhà phù hợp, họ sẽ trở thành khách hàng tiềm năng của những công ty bất động sản. 

2. Khách hàng thân thiết

Khách hang thân thiết là những người tin tưởng vào thương hiệu và thường xuyên quay lại mua hàng của doanh nghiệp.

3. Khách hàng mới

Những khách hàng lần đầu tiên mua sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. 

4. Khách hàng cũ

Những người đã từng là người mua sản phẩm của một doanh nghiệp và hiện tại họ khách hàng của một doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực vì một số lý do nào đó có thể là giá của đối thủ thấp hơn. Những người này vẫn sẽ là khách hàng tiềm năng vì họ đã từng dùng thử sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

5. Khách hàng nội bộ

Khách hàng nội bộ là những nhân viên làm trong công ty, họ mua và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của công ty cung cấp. Thông thường, khách hàng nội bộ khi mua sản phẩm sẽ được hưởng các ưu đãi tốt hơn so với các khách hàng bên ngoài.

6. Khách hàng bên ngoài

Là những người mua và sử dụng sản phẩm/dịch vụ của công ty, nhưng họ không phải nhân viên làm việc trong công ty. 

7. Khách hàng trung gian

Là những người mua hàng hóa để bán lại, ví dụ: các nhà bán lẻ. 

Customer là gì? Tại sao khách hàng quan trọng với doanh nghiệp

IV. Các loại phân khúc khách hàng

Ngoài các kiểu khách hàng mà chúng ta đã thấy ở trên, có một số loại phân khúc khách hàng khác dựa trên các doanh nghiệp.

1. B2C (Doanh nghiệp đến Người tiêu dùng)

Đây là một trong những hạng mục quan trọng nhất. Tất cả các công ty tiêu dùng bán cho khách hàng cá nhân đều thuộc phân khúc B2C. 

Ngày nay, các công ty FMCG / CPG bán xà phòng, bàn chải đánh răng, dầu gội đầu có thể được gọi là B2C.

2. B2B (Doanh nghiệp với Doanh nghiệp)

Đây là hoạt động mua bán giữa các doanh nghiệp với nhau. Doanh nghiệp này sẽ bán các nguyên vật liệu cho  các doanh nghiệp khác để phục vụ sản xuất.

Đây là những đơn hàng có quy mô lớn, số lượng lớn, giá trị cao và yêu cầu đại diện hai bên mua bán phải họp trao đổi về chất lượng và giá cả trong thời gian lâu hơn trước khi chốt giao dịch. 

Ví dụ: Công ty chuyên sản xuất pin máy tính cung cấp pin cho công ty Apple  chuyên sản xuất máy tính .

3. C2C (Khách hàng với Khách hàng)

Đây là những mô hình bán hàng ngang hàng trên nền tảng thương mại điện tử. Hình thức này khá phổ biến trên các nền tảng Online khi khách hàng cá nhân này bán cho khách hàng cá nhân khác.

Ví dụ: Một khách hàng bán điện thoại thông minh đã qua sử dụng cho khách hàng khác trên thị trường.

4. C2B (Người tiêu dùng đến Doanh nghiệp)

Có những mô hình kinh doanh mà khách hàng bán thứ gì đó cho doanh nghiệp. Thị trường ô tô cũ có thể thuộc loại này.

Chúc bạn thành công.



Chủ đề:CustomerDoanh nghiệpKhách hàng
Từ khóa: Customer là gì? Tại sao khách hàng quan trọng với doanh nghiệp
Nguồn: